Khám phá vẻ đẹp của đỉnh núi Chứa Chan tại Đồng Nai

Núi Chứa Chan hay còn gọi là núi Gia Lào – Núi Gia Ray, đây là đỉnh núi cao thứ hai thuộc khu vực Đông Nam Bộ với độ cao 837m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan nằm gần thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, là địa điểm check in khá gần cho các bạn trẻ thuộc các tỉnh lân cận như Hồ Chí Minh, Bình Dương…

dinh nui chua chan

Núi Chứa Chan có gì đặc biệt

Người dân địa phương còn gọi núi Chứa Chan là núi Gia Ray, Gia Lào. Đến nay, cái tên Chứa Chan đã quen thuộc với nhiều người khi khu núi này được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2012 và đi vào hoạt động khai thác du lịch.

Núi Chứa Chan là nơi phát nguyên của các con suối: suối Gia Ui (chảy về hướng đông), Gia Miên (hướng tây), Gia Liêu (hướng nam) và Gia Lào (hướng bắc) với nguồn nước trong mát quanh năm. Trên các hốc đá, những mạch nước ngầm sủi lên và tụ lại, người dân địa phương gọi là giếng Tiên.

Trên núi có 4 ngôi chùa. Chùa Bửu Quang ở vị trí cao nhất, tọa lạc theo thế của một số vách, hàm đá có độ cao trên 660m. Chùa được khai sơn vào đầu thế kỷ XX với sự kiến tạo theo hàm Rồng của một hang đá.

Hiện nay, có hai đường lên chùa Bửu Quang – có vị trí cao nhất trong các chùa ở trên núi Chứa Chan. Đường cáp treo rất thuận lợi được đầu tư và quản lý của Công ty TNHH TM&SX Toàn Xuân Hưng. Từ đường cáp treo, du khách có thể ngắm những tầng cây phía dưới, các chòi rẫy, vườn cây xanh chen lẫn với đá. Phóng tầm mắt ra xa, có thể thấy một cánh đồng rộng lớn với những mảng ruộng lúa xanh, những khu dân cư thấp thoáng. Con đường đi bộ thì dài men theo vách núi đã định hình từ trước khá lâu bởi những người dân địa phương với độ dài  hơn 3km. Trước đây còn hoang vắng, đường mòn, đá lởm chởm xuyên qua những vườn, rẫy của người dân. Hiện nay, đường khá dễ đi với những bậc tam cấp nối tiếp nhau. Đặc biệt, trên một số đoạn đường được tạo thế bằng phẳng để người đi bộ có thể nghỉ chân.

Xem thêm  Khu du lịch Bửu Long - Biên Hoà, Đồng Nai

Trên con đường này, có một địa điểm được nhiều người hành hương ghé lại gắn liền với một dáng cây kỳ thú, cây đa ba gốc. Cây cao hơn 12m và có ba gốc lớn, chụm lại tạo nên một ngọn cao. Nhiều câu chuyện mang tính chất huyền hoặc đã làm cho nhiều người tò mò và dừng lại nơi đây, có người còn cầu nguyện hoặc giải hạn tam tai ở gốc cây này.

nui chua chan

 

Trên đỉnh cao nhất của núi có những điểm đáng chú ý

  • Nhà nghỉ xây hoàn toàn bằng đá, gồm 2 phòng, khoảng 50m2 và hồ nước được làm trước năm 1945. Nhà nghỉ là nơi những quan chức của bộ máy thuộc địa Pháp ở Đông Dương đến nghỉ ngơi, hai danh tính được nhắc đến là Thống đốc Pierre André Michel Pagès (1936-1939), Toàn quyền Decoux (1940-1945). Hồ nước được thực hiện theo cách đục từ một phiến đá nguyên khối để chứa nước và dẫn tới nhà ga xe lửa Gia Ray. Nước từ hồ nước này trong và sạch vẫn còn được sử dụng.
  • Khu vườn trà của nhà vua Bảo Đại chung quanh ngôi biệt thự. Những dịp đến đây, vua Bảo Đại nghỉ ngơi, săn bắn và chơ thể thao. Thập niên 70, quân đội Mỹ phá bỏ ngôi biệt thự để xây dựng một trạm rada, sân bay dã chiến. Vườn chè xưa còn lưu dấu bởi những cây chè cổ thụ.

Rải rác trong khu vực núi Chứa Chan có nhiều cụm, tảng đá khá độc đáo. Khu vực triền núi cao ở phía Bắc thuộc xã Xuân Trường có bãi đá nhiều hình thú, công kênh vào nhau với diện tích khoảng 500m2. Nhiều tảng đá xen vào thành những bức tường dày, lối vào âm sâu, khúc khuỷu. Khu vực đá này khi các cơ quan xếp hạng di tích định danh là Mật khu Hầm Hinh bởi gắn liền với thời kỳ các lực lượng cách mạng dùng làm căn cứ thời chống Pháp, chống Mỹ. Nhà văn Trần Thu Hằng của Đồng Nai phóng tác viết về một chuyện tình liên quan đến khu di tích này đã xuất bản khá thú vị.

Xem thêm  Checkin những địa điểm chụp hình đẹp ở Đà Lạt

nui chua chan

Dọc hai bên đường lên chùa có rất nhiều hàng quán, bánh xèo rau rừng, đồ lưu niệm, đặc biệt là các cô bán chuối ngào đường rất ngon và giá rẻ, hầu như ai lên đến đây đều mua để thưởng thức hoặc làm qua mang về.

nui chua chan.6

Kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi chứa chan

Theo như kinh nghiệm leo núi Chứa Chan của nhiều người trước đây thì ở các trạm gửi xe phía dưới ngã ba Ông Đồn có rất nhiều những cửa hàng cho thuê đồ cắm trại, leo núi… Thế nhưng bạn nên chủ động mang theo đồ dùng của mình để tiện lợi hơn khi sử dụng.

Vì độ cao núi Gia Lào ở Đồng Nai không quá cao nên bạn chỉ cần chuẩn bị những món đồ cơ bản dưới đây:

  • Giày leo núi chống trơn trượt
  • Gậy leo núi ( tốt nhất gậy tre vừa nhẹ vừa chắc chắn, dưới chỗ giữ xe có bán)
  • Balo leo núi có các khóa cài chắc chắn
  • Lều cắm trại và bộ ghim cọc
  • Túi ngủ
  • Đèn pin siêu sáng
  • Các đồ dụng cụ nấu ăn: nồi gấp gọn, lọ đựng gia vị, bát đĩa, đũa thìa…
  • Đồ ăn: các món nướng BBQ, đồ ăn khô (bánh, xúc xích ăn liền, mì gói..)
  • Nước uống
  • Thuốc xịt côn trùng
  • 1 bộ quần áo dài tay mặc khi ngủ
  • Thuốc và dụng cụ sơ cứu (bông, gạc, ego, kéo…).

Mặc dù đường lên chùa được xây bằng bậc thang khiến nhiều người có cảm giác dễ đi thế nhưng trên thực tế lại khó và rất mệt đó! Trên đường đi đến Chùa bạn sẽ thấy có rất nhiều những cửa hàng quán ở hai bên đường, khá đông đúc và nhộn nhịp. Thế nhưng sau khi đi qua chùa bạn sẽ thấy xung quanh vô cùng hiu quạnh. Đường đi cũng bắt đầu “khó nhằn” hơn.
Theo như review núi Chứa Chan của nhiều người, nếu đi đường chùa bạn sẽ mất khoảng 3 giờ để lên tới đỉnh núi. Cung đường cột điện Khá giống việc leo núi Bà Đen đường cột điện bởi bạn chỉ cần quan sát các số trên cột điện mà thôi. Nhờ đó mà cũng hạn chế phần nào việc bị lạc đường.

Xem thêm  Review những địa điểm ngắm bình minh ở Đà Lạt siêu đẹp

Ở núi Chứa Chan có khoảng 125 cột điện bắt đầu được đánh số từ 20 nên khi nào bạn thấy cột điện thứ 145 thì đã tới nơi rồi đó!

Đặc biệt, với những ai chưa có kinh nghiệm thì cần lưu ý ở cột mốc cột điện số 98. Từ vị trí cột điện 98 sang 99 thì cột 99 nằm ở phía bên tay phải nên bạn cần phải quan sát cẩn thận để không bị nhầm sang những cột điện khác. Nếu vào ban ngày bạn sẽ thấy đường dây điện nên hạn chế bị lạc hơn.

Sau khi xuyên rừng trúc, từ cột điện 115 trở lên sẽ ít cây hơn nên không tránh được việc bị nắng. Đây cũng là đoạn đường mất sức khá nhiều nên bạn cũng nên cẩn thận hơn. Tiếp tục hành trình khi nào tới cột điện 134 là bạn đã có thể cắm trại. Tại đây có một bãi đất trống bằng phẳng và view nhìn ra xung quanh cực đẹp và thơ mộng.

Nếu bạn muốn cắm trại ở núi Chứa Chan qua đêm thì đây sẽ là một địa điểm lý tưởng. Từ cột điện 134 đi lên cột số 145 quả thực là một khung cảnh vô cùng tuyệt vời. Xung quanh là những cánh đồng cỏ vàng và dãy núi hùng vĩ. Đặc biệt, ở đây còn có một mỏm đá được rất nhiều các bạn trẻ check in.

nui gia lao

Một số lưu ý khi lên núi Chan Chứa

  • Trên núi có chùa rất thanh tịnh và trang nghiêm, tốt nhất bạn nên ăn mặc lịch sự.
  • Một vấn đề về ý thức mà nhiều người phản ánh đó chính là việc xả rác bừa bãi trên đỉnh núi. Các bạn cắm trại mang theo đồ ăn thức uống thì nên thu gom rác của mình cho gọn, tránh làm mất đi vẻ đẹp của núi rừng.
  • Đồ đạc, tư trang bạn nên cẩn thận không để dưới xe kẻo mất.
  • Cẩn thận với một số người mời bạn mua đồ cúng kẻo bị chặt chém, tốt nhất bạn thành kính từ tâm được rồi, đừng mê tín quá để rồi bị lừa nhé.

Chúc các bạn có một chuyến khám phá vui vẻ!

× sticky
Hotline
Messenger
Telegram
button