Chùa Châu Thới – Ngôi chùa cổ linh thiêng tại Bình Dương

Chùa Châu Thới Bình Dương nằm trên núi Châu Thới, nơi mà bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng bằng xung quanh, xung quanh có nhiều hồ nước nhân tạo càng tôn thêm nét đẹp của Chùa Châu Thới như chốn bồng lai tiên cảnh khiến ai ai cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn mỗi khi đặt chân tới nơi đây. Chùa Châu Thới được công nhận là ngôi chùa cổ nhất khu vực Đông Nam Bộ và đã được đưa vào danh sách danh lam thắng cảnh quốc gia năm 1989.

Lịch sử hình thành chùa Châu Thới

Đây là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll) với những công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo, vẻ đẹp yên bình, thoáng đãng của chùa thu hút nhiều khách thập phương đến viếng thăm.

Ngọn núi Châu Thới cao khoảng 85m, gồm 220 bậc thang lên núi (các bậc này do chư tăng ở chùa xây đắp bằng xi măng vào năm 1971) – Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán ”Châu Thới Sơn Tự’. Cho đến nay, tuổi của chùa Châu Thới vẫn chưa xác định rõ ràng.

Giữa chùa có một tấm biển đề “Tân Dậu niên, chánh ngoạt sơ kiến nhật” (ngày tốt đầu tháng Giêng năm Tân Dậu), bên dưới ghi 1612, như vậy có thể hiểu chùa được xây vào năm 1612. Nhưng thượng tọa Thích Huệ Thông cho rằng lấy năm Tân Dậu (1681) là năm dựng chùa thì hợp lí hơn, vì năm 1612 là năm Nhâm Tý.

Khám phá nét đẹp từ chùa Châu Thới

Châu Thới Sơn Tự – Chùa Châu Thới Sơn Tự Cổ Bình Dương cao 82 m, rộng 25 ha nằm trong vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, vị trí thuận tiện cho việc tham quan du lịch vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi giải trí như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long.

Kiến trúc độc đáo chùa Châu Thới Bình Dương được thể hiện ở chỗ: phần mái chùa sử dụng các mảnh xứ đắp lên con rồng. Điểm đặc biệt thứ 2 đỉnh mái chùa có 9 chú rồng nhìn về chín hướng khác nhau như trấn giữ phong ấn cho chùa.

Nhìn từ trên Chùa Châu Thới bạn sẽ được ngắm nhìn mặt hồ trong xanh, phẳng lặng và những tán cây xanh rợp bóng mát tạo nên một màu xanh mướt.

Xem thêm  Đánh giá tổng thể dự án Novaworld Đà Lạt

Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc vô cùng đa dạng và phong phú bao gồm ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Tượng phật

Tới đây tham quan sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quán Thế Âm lớn được đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm.

chua co nhat binh duong

Đôi rồng vàng

Nét nổi bật nhất trong trang trí kiến trúc của ngôi chùa trên núi ở Bình Dương đó chính là sử dụng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc khác nhau gắn kết lại tạo thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa. Điểm nhấn của chùa chính là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen, trên tay cầm dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh trông thật đẹp mắt.

chua chau thoi binh duong

 Có nhiều khỉ

Quần thể di tích núi Châu Thới hiện có khoảng 50 cá thể khỉ sinh sống. Do môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn ngoài tự nhiên khan hiếm, đàn khỉ này thường xuyên xuống chùa Châu Thới để tìm kiếm thức ăn. Những năm trở lại đây, nguồn thức ăn chủ yếu của đàn khỉ là hoa quả của du khách đến viếng chùa.

ngoi chua co khi

Những bí ẩn linh thiêng về chùa Châu Thới

Cổ tự bị cho là “sát tình yêu”

chùa Châu Thới còn gắn liền với lời đồn chuyên “sát” tình duyên. Theo đó những cặp đôi yêu nhau tới đây sẽ bị tan vỡ. Lời truyền tai này bắt nguồn từ câu chuyện được những người già trong vùng kể lại:

Vốn xa xưa, trên núi Châu Thới có đôi vợ chồng hành nghề đốn củi. Cuộc sống nghèo khó, họ thường xảy ra mâu thuẫn. Trong một lần lời qua tiếng lại, người chồng lỡ tay xô vợ xuống vực sâu khiến vợ chết oan. Linh hồn người vợ không siêu thoát, cứ lởn vởn trên núi chờ cặp nào yêu nhau đến đây lại xui khiến chia tay người yêu bởi lòng thù hận đàn ông quá lớn.

Còn người chồng sau khi lỡ tay xô vợ xuống vực rất ăn năn, đi tìm kiếm suốt mấy năm nhưng không thấy thi thể vợ đâu. Cư dân địa phương truyền tai nhau, trong vùng đã có mấy cặp đôi yêu nhau chia tay liên quan đến cổ tự Châu Thới.

Bác bỏ thông tin trên, sư trụ trì Thiện Minh cho hay: “Tôi có nghe lời đồn nhưng thấy vô lý bởi lúc mới lập tự, khu vực quanh núi Châu Thới không có bất cứ gia đình nào sinh sống. Người dân trước kia đều sống cách chùa vài km, đường lên chùa vô cùng khó khăn. Nếu thế liệu có đôi vợ chồng sinh sống trên núi như chuyện kể hay không”. Thực tế hằng ngày vẫn có nhiều đôi trai gái đến chùa cầu duyên lạy phật. Hiện nhà chùa đang xây thêm nhiều hạng mục khác phục vụ du khách đến vãn cảnh.

Xem thêm  Thác Mai - Điểm đến lý tưởng ở Đồng Nai cho dịp lễ

Hòn đá “trấn yểm” ngôi chùa

Đi lên chùa Châu Thới, ở bậc thang thứ 170 du khách bắt gặp hòn đá to, lúc nào cũng nhang khói nghi ngút ngay giữa lối đi. Người dân gọi hòn đá là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.

Vào năm 1971, sư trụ trì cho mở rộng lối đi, đổ bê tông con đường trước cổng tam quan. Những hòn đá vướng víu đều được đục, đào bỏ. Bằng chứng là hai bên đường đá được phá ra sắp thành hàng ngay ngắn. Nhưng khi đụng vào “ông Tà”, không ai làm gì được.

Có người nổi giận dùng búa đập liên tục đến toé lửa nhưng vẫn không làm rơi mẩu đá nào. Sau đó, nhóm thợ chuyên nổ mìn phá đá được mời đến dọn “ông Tà”. Nhóm thợ đào sâu xuống lòng đất để nhét thuốc nổ vào, ý định dùng sức nổ đánh bật gốc hòn đá cho lăn xuống chân núi. Nhưng đào mãi nhóm thợ mới biết hòn đá dính liền với cả khối đá khổng lồ bên dưới lòng đất.

hon da ong ta

Sau nhiều lần đánh mìn bất thành, mọi người mới bất lực thú nhận với sư trụ trì. Nghe chuyện khó tin, sư trụ trì yêu cầu mọi người giữ nguyên hòn đá vì cho rằng có thể đây là “vị thần” giữ cửa chùa. “Người ta không làm đường tránh mà để nguyên hòn đá ở giữa đường như thế. Sư trụ trì dùng sơn viết lên đó mấy chữ hán có nghĩa “Tà lão trung sơn” tức ông Tà giữa núi.

Từ đó trở đi, ai ai cũng hết lòng thờ cúng ông đá. Người nào đi qua đều phải vái lạy, thắp nhang. Nhất là những gia đình có người lái xe thường mang lễ vật đến dâng cúng cầu bình an”, bà Tư kể.

Sư trụ trị Thiện Minh khẳng định hòn đá giữa lối đi chính xác có tên “ông Tà”: “Lúc mở đường, đụng phải hòn đá quá lớn không phá được mới để nguyên vị trí cũ luôn. Chuyện cầu được ước thấy ở hòn đá, nhà chùa chỉ nghe chứ không rõ thực hư. Nhưng quả đúng nhiều người qua lại thường ghé thắp nhang khẩn nguyện ở đá ông Tà. Nhà chùa mới đặt tại đó chiếc lư hương để tiện việc thắp nhang”. Vị trụ trì xác nhận bút tích trên hòn đá là của mình.

Điều khá thú vị, ít ai lý giải được, mỗi lần đi qua vị trí hòn đá “thần”, điện thoại đều bị mất sóng. Từ bậc thang này trở lên không có sóng điện thoại di động. Nhà chùa phải sử dụng điện thoại bàn, kéo dây từ dưới chân núi lên để liên lạc. Nhiều người cho rằng việc mất sóng điện thoại do “ông Tà” không muốn bị làm phiền.

Xem thêm  Khu du lịch Bửu Long - Biên Hoà, Đồng Nai

Hướng dẫn đường lên chùa Châu Thới

Địa chỉ chùa Châu Thới

Chùa Châu Thới Bình Dương nằm trên núi Châu Thới, thuộc xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Đông Bắc, bạn chỉ mất chưa đầy một tiếng đồng hồ đi xe là có thể tới chùa Châu Thới.

Từ TP Hồ Chí Minh, bạn đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K để đến Châu Thới tại Bình An, Thị xã Dĩ An. Đi tiếp Châu Thới là bạn sẽ gần tới chùa tại Xã Bình Thắng.

Kinh nghiệm đi lên chùa

Theo kinh nghiệm của những du khách từng lên chùa thì có 2 lối lên chùa. Lối giữ xe ở dưới (10k/lượt) rồi leo bậc thang lên chùa. Hơi mệt nhưng ai muốn trải nghiệm thì leo. Chạy sâu vào 500m nữa sẽ có đường chạy xe lên đến cổng chùa trên núi luôn. Giữ xe trên đấy chỉ có 5k/lượt. Lối leo núi thì nhìn hoang sơ nhưng lên đến đỉnh chùa thì rất an ninh có trật tự giữ xe.

Mọi người nên chạy xe thẳng lên chùa vì đi đường bộ rất nắng và mệt. Xe máy là lựa chọn tốt vì ô tô phải xếp hàng. Đường lên núi trải nhựa chạy rất tốt tuy nhiên tài xế cần có tay lái cứng vì rất dốc và có cua tay áo. Giữ xe và các dịch vụ khác như nước uống, đồ lưu niệm giá cả rất phải chăng. Nên mang theo nón, áo khoát vì rất nắng.

duong len chua chau thoi

Một số điều cần chú ý khi tới chùa

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Vì là chùa đạo Phật nên không được dâng lễ đồ mặn, chỉ nên dâng hoa quả trà bánh thuần chay. Khi dâng lễ nên xếp lễ, xếp hoa vào khay riêng và đặt tại nơi theo sự hướng dẫn của nhà chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.